Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9/2023 đạt mức bình quân 2.583 USD/tấn, giảm 3,51% so với tuần trước. Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2023 đạt mức bình quân 3.273 USD/tấn, giảm 7,56% so với tuần trước.
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Thị trường London, tuần 33 có 3 phiên giảm giá và một phiên tăng giá vào giữa tuần. Giá cà phê Robusta - kỳ hạn tháng 9/2023 trung bình đạt 2.583 USD/tấn, giảm 3,51% so với tuần trước, và tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022. Giá cao nhất trong tuần đạt 2.620 USD/tấn, giá thấp nhất là 2.577 USD/tấn. [1]
Thị trường New York, trong tuần có 3 phiên giảm giá liên tiếp. Giá cà phê Arabica bình quân đạt 3.273 USD/tấn, giảm 7,65% so với mức giá tuần trước, và giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022. Giá cao nhất trong tuần đạt 3.331 USD/tấn, giá thấp nhất trong tuần là 3.320 USD/tấn. [1]
Nam Mỹ
Theo ICO, 2023, đạt 3,65 triệu bao, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm [2] Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua đang có dấu hiệu chậm lại, từ mức tăng 12,5% vào tháng 10/2022 xuống 4,2% vào tháng 6/2023. Điều này cho thấy, khi chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta thu hẹp, nhu cầu cà phê từ Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, có thể bị ảnh hưởng. Một nguyên nhân có thể là Arabica có thể được sử dụng nhiều hơn trong việc pha trộn cà phê hòa tan. [2]
Châu Á và Châu Đại Dương
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê từ châu Á và châu Đại Dương là khu vực duy nhất trên thế giới có giá trị tăng trong tháng 6/2023. Cụ thể, xuất khẩu cà phê từ khu vực này tăng 0,5% lên 3,6 triệu bao trong tháng 6/2023 và tăng 2,9% lên 35,3 triệu bao trong 9 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023).
Việt Nam là động lực chính cho sự tăng trưởng này với khối lượng xuất khẩu cà phê tính từ đầu niên vụ 2022-2023 đến nay đạt 24,1 triệu bao, tăng 6% so với 22,8 triệu bao của cùng kỳ vụ trước. Sự tăng trưởng này phản ánh sự chuyển dịch nhu cầu sang cà phê Robusta có giá rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua đang có dấu hiệu chậm lại, từ mức tăng 12,5% vào tháng 10/2022 xuống 4,2% vào tháng 6/2023. Điều này cho thấy, khi chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta thu hẹp, nhu cầu cà phê từ Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, có thể bị ảnh hưởng. Một nguyên nhân có thể là Arabica có thể được sử dụng nhiều hơn trong việc pha trộn cà phê hòa tan. [2]
Châu Phi
Tại Châu Phi, xuất khẩu cà phê của khu vực giảm 0,6% trong tháng 6/2023 và giảm 4,2% trong 9 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuống còn 9,5 triệu bao. Bờ Biển Ngà và Ethiopia là hai nước xuất khẩu cà phê hàng đầu của châu Phi, nhưng trong tháng 6/2023, giá trị xuất khẩu của hai nước này giảm tổng cộng 18,8%. Ngược lại, Burundi, Kenya, Tanzania và Uganda là những nước xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt, với mức tăng chung là 14,0%. [2]
Brazil
Sau nhiều tháng giảm kể từ tháng 9/2022, xuất khẩu cà phê của Brazil đã phục hồi trong tháng 7/2023. Theo dữ liệu của Cecafé, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 3 triệu bao, tăng 13,2% so với tháng 6/2023 và 18,7% so với tháng 7/2022.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil tăng mạnh, đạt 505.000 bao, tăng 119% so với tháng 6/2023 và 245% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu cà phê Robusta của Brazil tăng lên, có thể liên quan đến việc xuất khẩu cà phê từ Việt Nam thấp hơn. Giá cà phê của Việt Nam hiện đang cao, làm giảm tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. [3]
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên tuần này giảm mạnh so với tuần trước. Tại Đắk Lắk, giá cà phê Robusta bình quân trong tuần đạt 65.473 VNĐ/kg, giảm 2,91% so với tuần trước, nhưng tăng 34,63% so với cùng kỳ năm 2022. Tại Lâm Đồng, giá cà phê Robusta giảm 2,90% so với tuần trước, mức bình quân 64.920 VNĐ/kg, nhưng tăng 34,69% so với cùng kỳ năm 2022. [4]
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm. Cụ thể, Trong tháng 7/2023 Việt Nam đã vận chuyển 108.872 tấn cà phê ra nước ngoài, giảm 22,6% so với tháng trước. Đồng thời, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm nay của Việt Nam đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 1.116.804 tấn. Xuất khẩu cà phê ở mức thấp tại quốc gia cung ứng Robusta lớn nhất thế giới tiếp tục dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, dù cho Brazil đang đẩy mạnh bán cà phê vụ mới. [5]
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm khoảng 75,5% tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2022). Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương dự báo giá cà phê Robusta thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nguồn cung thiếu hụt và tồn kho trên cả hai sàn giao dịch ở mức thấp sẽ nâng đỡ giá cà phê trên thị trường thế giới. [5]
Thị trường cà phê Robusta thế giới vẫn đối mặt với những lo ngại về nguồn cung khi nguồn cung cà phê Robusta vẫn ở mức thấp tại các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu như Việt Nam và Indonesia. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chủ yếu trồng tập trung ở vùng Tây Nguyên. Giá cà phê Robusta tăng cho thấy giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam trong các tháng cuối năm sẽ còn cao hơn nữa. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt ở 37 thị trường chủ yếu, trong đó có 7 thị trường đạt trên 100 triệu USD. Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang nhận được hỗ trợ từ việc giá giao dịch và nội địa duy trì ở mức cao kỷ lục. Mục tiêu duy trì kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ở mức 4 tỷ USD vẫn khả thi. [6]
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, đạt mức kim ngạch trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức về chất lượng, nguồn gốc và dư lượng thuốc trừ sâu. [6]
Về thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới đang tăng lên, trong khi nguồn cung cà phê Arabica, loại cà phê cao cấp, đang bị hạn chế do tình trạng biến đổi khí hậu. Cà phê Robusta của Việt Nam có giá thành thấp hơn cà phê Arabica, nên có lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động. [6]
Về khó khăn, EU đã ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với ngành cà phê Việt Nam, vốn có lịch sử khai thác rừng không bền vững. Ngoài ra, EU cũng đang thắt chặt quy định về dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất cà phê Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các biện pháp canh tác bền vững. [6]
Để giải quyết những thách thức này, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu. Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu [6]
Giá cà phê nhân xô tại thị trường trong nước hiện đang ở mức cao nhất lịch sử. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện tại khi nguồn cung cà phê trong nước đang rơi vào tình trạng khan hiếm. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh đã qua mùa thu hoạch, lượng cà phê dự trữ trong nhân dân và một số doanh nghiệp còn rất ít. Do đó, từ đợt tăng giá đột biến này, chỉ có một bộ phận số ít người sản xuất, cơ sở, doanh nghiệp chế biến được hưởng lợi từ lượng cà phê dự trữ khi giá cà phê đạt đỉnh. Bên cạnh việc nguồn cung thu hẹp do sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 giảm 10 - 15% so với dự kiến, tình trạng doanh nghiệp trong nước không đủ vốn để tích trữ và gom hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu cà phê ảm đạm tại Việt Nam.
Mặc dù Chính phủ đã có các đợt điều chỉnh giảm lãi suất, giúp mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân phát sinh mới ngoài thị trường đã giảm 1%/năm so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tương đối chậm cùng với bài toán lạm phát khó giải, các doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc huy động dòng vốn để gom hàng từ nông dân.
Ngoài ra, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một thách thức khi nhóm này ít chịu ảnh hưởng hơn bởi biến động lãi suất tại Việt Nam do lợi thế dòng vốn được đầu tư từ nước thứ hai. [7]
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.investing.com/ [2] Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) [3] Trung tâm nghiên cứu kinh tế và ứng dụng - Đại học São Paulo [4] Cộng tác viên Cà phê khu vực Tây Nguyên [5] Bộ Công thương [6] Báo Công thương [7] Báo cáo thị trường cà phê tháng 7/2023 – VietnamBiz