Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam Vietnam Coffee Coordination Board

English Vietnamese

Các nhà xuất khẩu cà phê Colombia lo ngại trước khả năng đình công trở lại

Các nhà xuất khẩu cà phê tại Colombia, nước xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới, đang lo lắng trước khả năng các lái xe tải tiếp tục đình công trong những tuần tới, chỉ 7 tháng sau khi họ chặn tất cả các tuyến cao tốc và đẩy xuất khẩu cà phê của nước này giảm đến 60%.

Các nhà xuất khẩu đã không thể hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu trong suốt 45 ngày các lái xe tải đình công hồi năm ngoái. Cà phê hư hỏng trên khắp các tuyến cao tốc và các kho bị quá tải do các đơn hàng đình trệ. Cuộc đình công đã được giải quyết sau khi các lái xe tải và chính phủ đạt được thỏa thuận về dần xóa bỏ các phương tiện cũ, một kế hoạch hưu trí mới và các chi phí vận chuyển.

Nhưng các nhóm hoạt động lái xe tải cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc theo đuổi thỏa thuận đến cùng, khiến các nhà xuất khẩu và các công ty vận chuyển lo ngại tình trạng tương tự năm 2016 sẽ tái diễn. “Chúng tôi đang cố gắng giao càng nhiều cà phê có thể càng sớm càng tốt”, theo Carlos de Valdenebro, giám đốc Caravela Coffee tại Colombia cho biết.

“Tại sao cả đất nước này phải quỳ gối trước họ? Điều này thật vô nghĩa”, theo Carlos Ignacio Rojas, người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Asoexport than phiền, cho biết thêm các thành viên trong hiệp hội đang tăng tốc giao hàng tới các cảng.

Các cuôc đình công hồi đầu tháng này đã cho thấy các dấu hiệu đáng ngại và có khả năng tác động lớn hơn vào cuối tháng 3, khi vụ thu hoạch sản xuất lớn sẽ mang một nguồn cung cà phê khổng lồ vào thị trường.

Các liên hiệp cho rằng chính phủ đã thất bại trong đặt ra một kế hoạch hưu trí mới cho các lái xe tải độc lập và không loại bỏ đủ số phương tiện cũ nát ra khỏi các tuyến đường, khiến tình trạng ùn tắc kéo dài.

Vấn đề này có thể tác động lên xuất khẩu cà phê Arabica giữa bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu khan hiếm. Giá cà phê Robusta tương lai tham chiếu đã tăng lên mức cao nhất trong 5,5 năm trong tháng 2/2017 do triển vọng nguồn cung giảm.